Quy định về con dấu & mẫu dấu công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể. Các loại con dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh được sử dụng? Có hình minh họa. Con dấu công ty, con dấu hộ kinh doanh là gì?
1. Con dấu công ty, doanh nghiệp
Con dấu doanh nghiệp (hay còn gọi là mộc, ấn) được sử dụng để đóng trên các văn bản, giấy tờ, hợp đồng của doanh nghiệp, nhằm thể hiện sự đồng ý và khẳng định giá trị pháp lý của các tài liệu, văn bản đã được đóng dấu.
Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, nội dung con dấu doanh nghiệp không trùng hoặc gây nhầm lẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào đã thành lập trước đó. Con dấu doanh nghiệp hình tròn hay vuông đều có giá trị pháp lý.
Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp bắt buộc phải có con dấu pháp nhân (dấu tròn) sau khi thành lập. Ngoài ra, doanh nghiệp được sử dụng các loại con dấu khác để phục vụ cho công việc hàng ngày như: dấu chức danh, dấu vuông, dấu xác nhận thu/chi…
2. Con dấu hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh thường được nhiều cá nhân, hộ gia đình lựa chọn thành lập để kinh doanh cửa hàng tạp hóa, quán ăn, shop bán quần áo, phụ kiện… Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, nên không được sử dụng con dấu pháp nhân giống như doanh nghiệp.
Vậy hộ kinh doanh có con dấu không? Câu trả lời là có. Ngoại trừ con dấu pháp nhân, hộ kinh doanh cá thể được sử dụng các loại con dấu không có giá trị pháp lý với mục đích cung cấp hoặc thay thế các thông tin của hộ kinh doanh như logo, địa chỉ, tên cửa hàng…
Quy định về con dấu doanh nghiệp
3. Các loại con dấu, mẫu dấu công ty, doanh nghiệp
➨ Con dấu pháp nhân - con dấu bắt buộc
Con dấu pháp nhân (dấu tròn) là con dấu bắt buộc phải có của mỗi doanh nghiệp và được sử dụng xuyên suốt từ khi thành lập tới khi giải thể;
Nội dung con dấu pháp nhân thường bao gồm các thông tin sau: mã số thuế, tên công ty, quận/huyện, tỉnh/thành phố, loại hình doanh nghiệp và logo (tùy doanh nghiệp).
➨ Con dấu chức danh
Con dấu chức danh (hay con dấu cá nhân) là con dấu được sử dụng riêng cho cá nhân nắm giữ các chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp như chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, giám đốc, tổng giám đốc;
Nội dung của con dấu chức danh thường bao gồm 2 thông tin là: chức danh và họ tên người dùng dấu;
Thông thường khi làm con dấu, chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu khắc luôn 1 dấu pháp nhân và 1 dấu chức danh cho giám đốc, tổng giám đốc… Đây là cặp dấu mà chủ doanh nghiệp không thể thiếu khi ký kết hợp đồng, vừa tiện lợi vừa thể hiện sự chuyên nghiệp.
➨ Con dấu thông tin doanh nghiệp
Đối với những công ty thường xuyên gửi thư từ hoặc có nhiều giao dịch, nhân viên thường phải ghi lại thông tin doanh nghiệp nhiều lần. Việc sử dụng con dấu vuông có khắc sẵn thông tin doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên tiết kiệm được nhiều thời gian, nâng cao hiệu suất công việc.
➨ Con dấu xác nhận
Con dấu xác nhận thường được nhân viên kế toán, nhân viên thu ngân, nhân viên quản lý kho ưu tiên sử dụng trong việc quản lý tiền và hàng hóa.
Nội dung của con dấu được khắc thường là: đã thanh toán, chưa thanh toán, đã thu tiền, đã chuyển khoản, đã cọc, đã nhập kho, đã xuất kho…
4. Hình thức, nội dung, số lượng con dấu công ty
Trước khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp phải làm thủ tục khắc con dấu và đăng ký mẫu dấu với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh. Sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận và đăng thông báo mẫu dấu lên trang Cổng thông tin quốc gia thì con dấu của doanh nghiệp mới có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, sau khi Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, quy định này đã được bãi bỏ, doanh nghiệp có toàn quyền quyết định nội dung, hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh… mà không cần phải làm thủ tục thông báo với Sở KH&ĐT.
Hình thức của con dấu có thể là hình tròn, hình vuông… và có thể có kích thước, màu sắc khác nhau, nhưng với con dấu pháp nhân, hiện các doanh nghiệp đều làm dấu tròn, sử dụng màu mực dấu là màu đỏ.
Doanh nghiệp có thể có 1 hoặc nhiều con dấu pháp nhân, nhưng phải bảo quản và sử dụng đúng mục đích để tránh mất hoặc bị làm giả mạo.
5. Quy định về con dấu hộ kinh doanh cá thể
Các loại con dấu, mẫu dấu hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh có thể sử dụng các loại con dấu như: dấu vuông thông tin hộ kinh doanh, dấu logo, dấu xác nhận đã thanh toán/đã chuyển khoản như của công ty hoặc dấu vuông cung cấp thông tin cho người mua hàng… dùng để đóng lên hóa đơn hoặc hàng hóa khi gửi đi.
Khi sử dụng các mẫu con dấu này, hộ kinh doanh cá thể không cần làm thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
➨ Con dấu vuông thông tin hộ kinh doanh
➨ Con dấu cung cấp thông tin cho người mua hàng
Nội dung, hình thức, số lượng con dấu hộ kinh doanh
Nội dung con dấu của hộ kinh doanh không được gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên của các công ty, doanh nghiệp và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Tùy thuộc vào nhu cầu của hộ kinh doanh, mà nội dung có dấu sẽ được khắc khác nhau. Cụ thể:
Nội dung con dấu hộ kinh doanh thường được đặt khắc gồm: tên hộ kinh doanh hoặc tên cửa hàng, mã số thuế hộ kinh doanh, địa chỉ và số điện thoại (tùy theo nhu cầu);
Nội dung con dấu cung cấp thông tin cho người mua hàng thường được đặt khắc như: đồng kiểm, đã thanh toán, quý khách vui lòng quay video khi bóc hàng…
Hộ kinh doanh không bị giới hạn về số lượng con dấu được sử dụng.
Trên đây là các loại con dấu doanh nghiệp, hộ kinh doanh thường sử dụng. Trong đó, chỉ có dấu pháp nhân của công ty là có giá trị pháp lý, còn các con dấu còn lại không bắt buộc. Tuy nhiên, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nên sử dụng để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.
Các loại con dấu Đại Thành Phát nhận khắc:
Khắc con dấu pháp nhân;
Khắc con dấu thông tin công ty;
Khắc con dấu chức danh;
Khắc con dấu chữ ký;
Khắc con dấu logo;
Khắc con dấu hoàn công;
Khắc con dấu tên shop, cửa hàng…;
Khắc con dấu xác nhận: đã thu tiền, đã thanh toán…
Quý khách có nhu cầu khắc con dấu cá nhân, con dấu hộ kinh doanh, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn:
THÔNG TIN LIÊN HỆ QUẢNG CÁO ĐẠI THÀNH PHÁT
Điện thoại: 0903.329.739
Địa chỉ: 361/70/157 ấp 6, Đông Thạnh, Hóc Môn, Tp. HCM
Website: http://daithanhphatad.com/